BREAKING NEWS
Chia sẻ là niềm vui

Friday, May 31, 2013

Bí quyết đạt điểm cao trong kì thi tốt nghiệp THPT - môn Tiếng Anh

Tiếng Anh là một môn thi rất dễ “kiếm” điểm cao mà cũng là môn thi rất dễ mất điểm. Cô Nghiêm Thu Huyền, giáo viên Anh văn Trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội đưa ra 2 phương pháp giúp học sinh đạt điểm cao trong thi tốt nghiệp THPT.



"Kỵ" vừa học tiếng Anh vừa nghe nhạc
Bám sát sách giáo khoa và cấu trúc đề thi tốt nghiệp của Bộ GD-ĐT (có trong quyển “Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT”).
Lên kế hoạch cụ thể ôn ngữ pháp, các cấu trúc, từ mới, ví dụ như sau:
- Ngữ pháp: định rõ lượng thời gian ôn và làm bài tập cho từng phần ngữ pháp, ví dụ: 2 ngày - ôn lại thời của động từ + làm bài tập; 2 ngày - ôn câu bị động + bài tập; 1 ngày - ôn câu điều kiện + bài tập...
- Cấu trúc, từ mới: nên chú ý ôn nhiều ở sách lớp 12, mỗi ngày học ít nhất 10 cấu trúc + từ mới, phải viết lại mỗi cấu trúc, từ mới ít nhất 3 lần, đặt câu với mỗi cấu trúc hoặc từ mới đó. (Mách nhỏ: nên dành khoảng 20 phút sau khi ngủ dậy buổi sáng để học thuộc và ôn lại 15 phút trước khi đi ngủ, đảm bảo có hiệu quả!). Khi học từ mới, phải chắc chắn mình phát âm đúng bằng cách nghe thầy cô đọc trên lớp đọc rồi đọc theo, phiên âm hoặc tra lại từ điển nếu cần ( vì trong bài thi có phần “chọn từ có phần gạch chân phát âm khác với các từ còn lại trong mỗi nhóm”). Tạo ấn tượng với những quy tắc khó nhớ, ví dụ1: đuôi “ed” có 3 cách phát âm là /id/, /t/ và /d/, ta làm như sau: những đông từ có kết thúc là "đếm tiền" - tức là “d”“t” thì phát âm là /id/ như “wanted”, “´needed”...; những từ có kết thúc là "phòng không sẵn ghế cho xe SH" - tức là “p, k, ss, gh, ch, x, sh” thì phát âm là /t/ như “ watched”, “ laughed”…, phát âm là /d/ với các từ còn lại. Ví dụ 2: mạo từ “an” đứng trước những danh từ đếm được số ít bắt đầu bằng "uể oải hát không thành lời” - tức là “ u, e, o, a, ih câm” như “an orange”, “ an hour”...
Làm các bài tập lớn có cấu trúc giống bài thi tốt nghiệp trong khoảng thời gian 50 phút, sau đó kiểm tra đáp án và đánh dấu vào những câu sai để ôn lại cấu trúc và ngữ pháp đó.
Trên lớp, các em chú ý lắng nghe thầy cô chữa bài, phân tích câu để rút ra kỹ năng làm bài. (Rất quan trọng đấy!)
Không nên vừa học tiếng Anh vừa nghe âm nhạc, dù là các bài hát bằng tiếng Anh.
Nên nghỉ thư giãn từ 15 phút đến 30 phút giữa các môn ôn thi.
Làm bài thi: Chú ý các câu hỏi có từ “EXCEPT” hoặc “NOT”
Làm bài thi với tinh thần bình tĩnh, tự tin.

Đảm bảo hiểu rõ yêu cầu đầu bài. Đọc lướt bài thi từ đầu đến cuối một lượt, câu nào đã chắc kiến thức thì làm luôn, đồng thời đánh dấu để không mất thời gian đọc lại. Chú ý các câu hỏi có từ “EXCEPT” hoặc “NOT” .Dành ít nhất 7 phút xem lại bài, kiểm tra để chắc chắn không bỏ sót câu nào.

Bí quyết đạt điểm cao trong kì thi tốt nghiệp THPT - môn Toán


Bước chuẩn bị
Phải có kế hoạch ôn tập ngay, với thời khóa biểu hợp lý dành cho môn toán. Cần học bài, làm bài tập cơ bản ngay sau khi học trên lớp.
Cuối chương: ôn tập kỹ kiến thức cơ bản đã học trên lớp hay sách giáo khoa. Thuộc và hiểu chính xác: định nghĩa, nắm vững các điều kiện và nội dung của định lý - hệ quả - tính chất. Lập bảng tóm tắt giáo khoa theo dàn bài cụ thể, có thứ tự và rõ ràng. Phần kiến thức nào có liên quan đến kiến thức cũ mà chưa nắm vững, chưa hiểu rõ: cần ôn lại bài học ở lớp 10, 11.
Bước luyện tập
- Rèn luyện các kỹ năng giải toán
- Làm bài tập để lấy kinh nghiệm
- Giải thành thạo các bài tập luyện tập của mỗi bài học, trình bày lời giải rõ ràng và gọn.
- Cuối mỗi chương cần phải xác định được những dạng toán chính và phương pháp giải những dạng toán đó. Tập trung cao độ để giải những bài toán tổng hợp. Giải thành thạo các bài tập luyện tập của mỗi bài học, trình bày lời giải rõ ràng và gọn.
- Các dạng bài toán tổng hợp như: có tham số, dùng đồ thị, dùng ẩn phụ, vẽ thêm hình, sử dụng kiến thức lượng giác, hình học, tọa độ... để giải các bài toán đại số, giải tích hay ngược lại, phải chú ý đến việc đổi vai trò của ẩn số và tham số; của đối số (biến số) và hàm số, các bài toán bất đẳng thức, bài toán cực trị…
- Thi tốt nghiệp kiến thức cơ bản do đó tập trung vào những dạng bài tập cơ bản của sách giáo khoa và sách bài tập.
Phương pháp làm bài thi
Làm bài thi:
- Bình tĩnh, tự tin, tập trung đọc kỹ đề bài nhất là các giả thiết và số liệu, phân loại nhanh các bài toán dễ, quen thuộc và các bài toán lạ, khó.
- Chọn câu dễ, quen thuộc làm trước. Phải cẩn thận trong quá trình tính toán, trong các bước làm lý luận phải chính xác, lời giải gọn, đúng trình tự, rõ ràng (có giải trình); nên có kết luận về đáp số; giải xong phải kiểm tra lại, nhận định kết quả có hợp lý với đề bài không. (Tránh vội vã, sai những câu này thật đáng tiếc). Những bài toán có điều kiện khi giải xong các thao tác nhớ kết hợp điều kiện.

Chú ý khi đi thi:
- Trước buổi thi nên nghỉ ngơi thư giãn vài giờ. Nếu thi buổi sáng thì đêm trước nên nghỉ ngơi, ngủ sớm (chú ý: trong quá trình học tập nên quan tâm đến sức khỏe, phân bố thời gian hoạt động học tập hợp lí sao cho đến lúc đi thi thì sức khỏe phải tốt nhất).

Bí quyết đạt điểm cao trong kì thi tốt nghiệp THPT - môn Vật Lý

Kiến thức bộ môn Vật lý rất rộng và sâu, tuy nhiên với mục đích thi tốt nghiệp THPT thì có thể chỉ dừng lại ở 3 cấp độ. 

Cụ thể:
1. Cấp độ nhận biết: thí sinh chỉ cần nhớ lại các khái niệm, định luật, định lí, tính chất và đơn vị các đại lượng vật lí theo chương trình sách giáo khoa vật lí lớp 12 hiện hành.
2. Cấp độ thông hiểu: thí sinh nắm được ý nghĩa các định luật, các hiện tượng, các đại lượng trong công thức. Ví dụ trong phương trình dao động điều hòa x =Acos(ωt + φ) cm, thì thí sinh phải biết được x là li độ tính theo đơn vị cm; A là biên độ, hay li độ cực đại tính theo đơn vị cm; ω là tần số góc tính theo đơn vị rad/s; ωt + φ là pha dao động tính theo đơn vị rad; φ là pha ban đầu, tính theo đơn vị rad.
3. Cấp độ vận dụng: thí sinh áp dụng được các công thức, các định luật, các hiện tượng vật lí để giải được những bài toán vật lí đơn giản.
Do đó để ôn tập tốt môn Vật lí, chuẩn bị cho kí thi tốt nghiệp THPT năm 2011 thí sinh cần chú ý:
- Bám sát cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí năm học 2011 của Bộ GD-ĐT.
- Bám sát sách giáo khoa và sách bài tập vật lí lớp 12, không được học tủ, học lệch, kể cả những câu đã thi các năm trước cũng không được bỏ qua.
- Hệ thống lại kiến thức cơ bản cho từng chương, đồng thời phân loại bài tập theo các cấp độ nêu trên.
- Để vận dụng giải nhanh các bài tập trắc nghiệm trong các chương: Dao động cơ; sóng cơ và sóng âm; dòng điện xoay chiều và dao động điện từ thì các em cần sử dụng thành thạo liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa; giản đồ Fre-nen.
- Quy đổi thành thạo các đơn vị của các đại lượng vật lí trong công thức, biết được liên hệ giữa các đơn vị của cùng một đại lượng. Ví dụ cũng là đơn vị năng lượng nhưng cũng có thể là J hoặc eV (1 eV = 1,6.10-19 J).
- Phân bố quỹ thời gian hợp lí, không nên quá lo lắng bởi nếu quá lo lắng sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ và sức khỏe.
Sau khi các em đã chuẩn bị tốt kiến thức thì khi tiến hành làm bài thi cần chú ý:
- Đọc kĩ đề bài, kể cả phần dẫn và phần trả lời.
- Chú ý đến các yêu cầu của đề bài là chọn câu đúng hay câu sai. Có nhiều thí sinh khi bài toán yêu cầu chọn câu sai thì lại chọn câu đúng và ngược lại.Để tránh được tình trạng này thì các em cần đọc kĩ cả 4 câu trả lời A, B, C, D, lúc đó các em sẽ phát hiện được có 3 đáp án cùng đúng hoặc cùng sai và sẽ chọn được đáp án theo yêu cầu bài toán.
- Cẩn thận với các đơn vị của đáp án. Ví dụ khi tính biên độ của dao động điều hòa bằng 3 cm, nhưng trong đáp án có thể là 3 m; 0,03 cm; 0,03 m. Đây là cái “bẫy” dành cho những thí sinh không cẩn thận.
- Khi gặp một câu không làm được thì cần nhanh chóng bỏ qua để chuyển qua câu khác.

- Phải áp dụng đúng công thức, bởi nếu các em áp dụng công thức sai thì trong đáp án vẫn có kết quả hoàn toàn giống như kết quả của các em tính ra, và như thế cứ tưởng là mình đúng nhưng hóa là lại bị “lừa”.

Bí quyết đạt điểm cao trong kì thi tốt nghiệp THPT - môn Văn

Để môn thi tốt nghiệp đạt kết quả cao nhất,  các thí sinh nên chú ý các phương pháp dưới đây:

Một mùa thi lại đến mang theo bao hy vọng đan xen bao âu lo trong các em học sinh lớp 12. Để giúp các em có thể ôn tập và làm bài tốt môn Ngữ Văn, cô giáo dạy văn Trương Thị Hiền Lương chia sẻ bí quyết để đạt điểm cao môn Văn.
Ôn luyện là công việc bắt buộc cho tất cả các học sinh cuối cấp. Ôn là học lại những kiến thức của 12 năm đèn sách và để xem khối kiến thức ấy các em đã nắm được bao nhiêu phần trăm. Còn luyện là việc các em vận dụng kiến thức để đi vào làm các bài văn cụ thể.
Một điều rất cần thiết là các em luôn phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, nắm vững được bài giảng của các thầy cô trên lớp về nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm văn học cụ thể. Ví dụ như học về bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng, các em không thể không biết về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ này, về hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ - những người con của đất Thăng Long Hà Nội đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc, đã được Quang Dũng xây dựng thành bức tượng đài bi tráng trong tác phẩm Tây tiến như thế nào. Hay như học về tác phẩm Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn, các em không thể không hiểu về hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người mang theo các lớp nghĩa hàm ẩn như thế nào.
Học Văn tối kỵ là học vẹt, học tủ. Các em phải biết hệ thống hóa kiến thức và phải biết chốt lại những kiến thức trọng tâm của tác phẩm, để tránh lan man xa đề, lệch đề khi làm bài.
Các em nên tạo thói quen học tập hàng ngày, không nên để bài vở dồn lại và thức trắng đêm để giải quyết chúng. Hãy luyện cho mình giống như một chú kiến chăm chỉ cần mẫn tha dần từng khối lượng kiến thức về cho mình. Có được thói quen chăm chỉ đó các em vừa hoàn thành được bài vở của mình mà vẫn có thể vui chơi cùng bè bạn trong năm học cuối cấp này.
Hãy lên một kế hoạch thật cụ thể, tỉ mỉ và chi tiết để có được một thời gian biểu hợp lý: học tập, ăn uống, nghỉ ngơi hài hòa thì mới có được sức khỏe để vững vàng bước vào những kỳ thi đầy thử thách ở phía trước. Trong thời điểm này sức khỏe là yếu tố tiên quyết giúp các em có được 50% thắng lợi.
Bên cạnh đó để làm bài thi cho thật tốt, các em hãy bám sát vào cấu trúc đề thi mà các thầy cô giáo đã hướng dẫn các em trên lớp. Bắt đầu từ năm học 2008-2009, học sinh khối 12 trong cả nước đã được học theo chương trình và sách giáo khoa mới. Bộ GD-ĐT đã có thông báo về cấu trúc đề thi tốt nghiệp và đại học theo hai phần rất rõ rệt:
I. Phần chung cho tất cả các thí sinh (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
Câu 2 (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn khoảng 400-600 từ để nghị luận về một tư tưởng đạo lý hoặc một hiện tượng xã hội.
II. Phần riêng - Phần tự chọn: Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu 3a hoặc 3b theo chương trình Chuẩn hoặc Nâng cao. Đó là phần vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để các em có thể viết được hoàn chỉnh một bài nghị luận văn học.
Khi vào phòng thi các em hãy luôn giữ bình tĩnh không tự tạo áp lực cho bản thân. Hãy đọc kỹ đề bài và lựa chọn những câu hỏi phù hợp với khả năng của các em để làm trước.

Một điều tối cần thiết là các em phải phân bố thời gian hợp lý khi làm bài để tránh hết thời gian mà bài vẫn chưa hoàn thành. Thay vì làm lan man mỗi câu một chút, các em nên tập trung vào từng câu một để có thể chắc chắn có những cơ số điểm thích hợp.

Tuesday, May 21, 2013

Chuyên đề số phức


Các bạn có thắc mắc về lời giải hoặc muốn cùng chúng tôi chia sẻ tài liệu đến các sĩ tử có thể liên hệ với: Vanduongnv@gmail.com

[Hot] Tài liệu ôn tập tiếng anh - Ngữ âm


ÔN TẬP NGỮ ÂM
Phần I: Lý thuyết chung

Khi xác định trong âm của một từ nào đó, chúng ta cần xem xét đến một số thông tin sau:
·        Về mặt hình thái: từ đó là từ đơn, từ phái sinh (có tiền tố, hậu tố) hay là từ ghép.
·        Từ loại của từ đó: danh, động, tính từ,…
·        Số lượng âm tiết của từ.
·        Cấu trúc âm vị học của các âm tiết trong từ.
Một số quy tắc đánh trọng âm: Có 2 dạng chính để áp dụng với bài tập ngữ âm, đó là vần nhấn và phát âm.
I        Đối với vần nhấn, có một số biểu hiện tiêu biểu:

1.     Từ có một âm tiết thường không có trọng âm.

2.     Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất:

a.     Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: Danh từ: PREsent, Export, CHIna,…
Tính từ: CLEver, HAPpy, Narrow,…
b.     Đối với động từ, nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: Open, ENter, SOrry….
c.      Các động từ có âm tiết cuối chứa ow thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu.
Ví dụ: FOllow, Borrow,…
d.     Các động từ có 3 âm tiết, âm tiết cuối không có nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm.
Ví dụ: CInema, PAradise,…

3.     Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai:

a.     Hầu hết các động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thư 2.
Ví dụ: arRIVE, atTRACT, deCIDE,…
b.     Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm.
Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE,…
c.      Đối với động từ 3 âm tiết: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ 2 sẽ nhận trọng âm.
Ví dụ: reMEMber, deTERmine,…

4.     Trọng âm rơi vào âm tiết liền kề bên trái

Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion,  -tion thì trọng âm rơi vào âm tiết liền kề nó bên trái.
Ví dụ: geographic, LOgic, conFESsion, perMission, explaiNAtion, relation,…
Chú ý: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

5.     Trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba từ dưới lên:

a.     Các từ có tận cùng là –ce, -cy, -ty, -phy, -gy thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba từ dưới lên.
Ví dụ: deMOcracy, phoTOgraphy, geOLogy,…
b.     Các từ có tận cùng là –ical cũng có trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba từ dưới lên.
Ví dụ: CRItical, geological,…

6.     Từ ghép (từ có 2 phần)

a.     Đối với các danh từ ghép thì trọng âm rơi vào âm tiết đầu: GREENhouse, GREENhouse, BLACKbird,…
b.     Đối với các tính từ ghép thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai: bad-TEMpered, old-FASHioned,…
c.      Đối với các động từ ghép thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai: OVERcome, OVERcontrol…
Chú ý:
·        Các phụ tố sau không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -ful –ing, -less, -ment, -ous.
·        Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain (entertain), -ee (refugee, trainee), -ese (Portugese, Japanese), -que (unicque), -ette (cigarette), -esque (picturesque), - eer (mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental)
Chú ý: TH Ngoại lệ: COffe, comMITee, ENgine,…
·        Trong các từ có hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian(musician), -id(stupid), -ible(possible), -ish(foolish), -ive (native), -ous (dangerous), -ial (proverbial), -ic (climatic), -ity (ability).
II.        Đối với cách phát âm:
1.     Những quy tắc trên thường áp dụng với những âm dễ nhớ, tuy nhiên, trong một số trường hợp ta nên học các đọc các từ để nhận biết trọng âm. Như thế đồng thời chúng ta cũng vừa rèn được cách phát âm của từ cũng như nhận biết trọng âm.  Trọng âm thường rơi vào những âm tiết mạnh khi nói. Những âm tiết không phải là trọng âm được gọi là những âm tiết “yếu” hay “im lặng”. Người bản xứ khi nói chuyện bằng tiếng Anh thường chỉ nghe những âm tiết được nhấn mạnh (có trọng âm) chứ không để ý nhiều đến những âm tiết yếu (không phải trọng âm). Những âm tiết bên cạnh âm tiết chứa trọng âm thường bị biến âm thành 2 âm tiêu biểu là /ə/ hoặc /ɪ/ 
Ví dụ: /ə/ : letter /ˈletə(r)/, calender /ˈkælɪndə(r)/, thorough /ˈθʌrə/
·        /ɪ/: cottage /’kɔtɪdʒ/, shortage/’ʃɔːtɪdʒ/, baggage /’bægɪdʒ/,
courage /’kʌrɪdʒ/
2.     Chúng ta nên lưu ý một số cách phát âm sau:
a.     Cách đọc đuôi S/ES:
·        Tận cùng đọc là /f, k, t, p, / đọc thành /s/. Ví dụ: laughs, cooks, puts,…
·        Tận cùng đọc là /, t, z, s, dʒ / đọc thành /iz/ Ví dụ: washes, watches, misses,…
·        Các âm còn lại đọc là /z/. Ví dụ: sees, plays,….

b.     Cách đọc đuôi ED

·        Tận cùng đọc là /d, t/ đọc là /id/. Ví dụ: needed, wanted,…
·        Tận cùng đọc là /, t, z, s, p, k, f, đọc là /t/. Ví dụ: washes, stopped, linked,…
·        Các âm còn lại đọc là /d/. Ví dụ: lived, …
Chú ý: Chớ nhầm cách đọc đuôi ed của động từ quá khứ với một số đuôi ed cùa tính từ (hoặc danh từ). Ví dụ: hatred, sacred, beloved, naked, wicked, crooked /id/
3.     Trong đề thi đại học các em hay gặp dạng câu hỏi: Chọn từ mà phần gạch chân có cách phát âm khác với những từ còn lại: A. heat B. seat C. great D. meat. Phần gạch chân là các nguyên âm đơn a, o, u, e, i và y hoặc sự kết hợp khác nhau của chúng. Vậy tại sao ea trong seat, meat, heat lại đọc khác ea trong great. Một số kinh nghiệm và lưu ý dưới đây sẽ giúp các em tháo gỡ dạng bài này
a.     Hầu hết các chữ được viết dưới dạng ee (meet), ea (meat), e-e (scene) đều được phát âm thành /i:/. Trường hợp e (me), ie (piece) cũng được phát âm như trên nhưng không nhiều.
b.     Chữ e (men) hay ea (death), ie (friend), a (many), ai (said) được phát âm là /e/.
c.      Hầu hết các chữ được viết là ar, al thì được phát âm là /a:/. Chữ a trong ask, path, aunt cũng được phát âm là /a:/. Các chữ viết là ear, ere, are, air, thì được phát âm là /eə/ (ngoài heart được phát âm là /ha: t/)
d.     Các chữ được viết là a-e (mate) ay (say), ey (grey), ei (eight), ai (wait), ea (great) thì khi phát âm sẽ là /ei/.
e.      Các chữ được viết là a thì phát âm sẽ là /æ/ (Trừ trường hợp sau a có r – sau r không phải là một nguyên âm). Tuy nhiên chữ a trong ask, path, aunt lại được phát âm là /a:/
f.       Hầu hết các chữ được viết là i-e (smile), ie (die), y (cry) được phát âm là [ai]. Một số chữ viết là igh (high), uy (buy) cũng được phát âm giống như trên nhưng không nhiều. Riêng các từ fridge, city, friend lại không được phát âm là /ai/
g.     Hầu hết các chữ được viết là i (win) có phát âm là /i/, đôi khi y cũng được phát âm như trên (Trừ trường hợp sau i có r – sau r không phải là một nguyên âm).
h.     Hầu hết các chữ được viết là er hoặc nguyên âm trong các âm tiết không có trọng âm thì được phát âm thành /ə/: teacher, owner...
i.       Chữ u trong tiếng Anh có 3 cách phát âm: Phát âm là /u:/ (u dài) khi đứng sau /j/ (June); phát âm là /ʊ/ hoặc /ʌ/ trong các cách viết khác như full, sun. Khi từ có 2 chữ oo viết cạnh nhau thì hầu hết sẽ được phát âm thành /u:/ trừ các trường hợp âm cuối là k: book, look, cook...
j.       Các chữ cái được phát âm là /ɜ:/ thuộc các trường hợp sau: ir (bird), er (her), ur (hurt). Ngoài ra còn có các trường hợp ngoại lệ or (word), ear (heard)
k.     Các chữ cái được phát âm là /ɔ:/ thuộc các trường hợp sau: or (form, norm). Các trường hợp ngoại lệ khác: a (call), ar (war), au (cause), aw (saw), al (walk),augh (taught), ough (thought), four (four).
l.       Các chữ cái được viết là oy, oi sẽ được phát âm là /ɔɪ/. Ví dụ: boy, coin...
m.  Các chữ cái được viết là ow, ou thường được phát âm là /əʊ/ hay /aʊ/, tuy nhiên chúng cũng còn có nhiều biến thể phát âm khác nữa.

Phần II/ Nguyên tắc khi làm phần ngữ âm:
Sử dụng phương pháp lại trừ như sau:
·        Không cần đọc theo thứ tự xuất hiện các từ trong câu
·        Từ nào biết chắc chắn cách đọc và đánh trong âm thì đánh dấu luôn trọng âm hoặc ghi phiên âm bên cạnh
·        Từ nào không chắc hoặc không biết thì đọc cuối cùng, lúc đó ta chỉ cần cân nhắc các đáp án còn lại.

Phần III/ BÀI TẬP THỰC HÀNH
1.      
A.   Campaign
B.   camouflage
C.   decide
D.   canteen
2.      
A.   Animal
B.   bacteria
C.   habitat
D.   pyramid
3.      
A.   Neighbor
B.   establish
C.   community
D.   encourage
4.      
A.   Investment
B.   television
C.   provision
D.   document
5.      
A.   Writer
B.   Teacher
C.   buider
D.   career
6.      
A.   Destination
B.    temperature
C.   centigrade
D.   kilometer
7.      
A.   Picturesque
B.   Coffee
C.   Reunite
D.   referee
8.      
A.   Doctor
B.   engineer
C.   popularity
D.   destination
9.      
A.   Definite
B.   audience
C.   entrance
D.   suppress
10.                         
A.   Possible
B.   imagine
C.   permission
D.   enormous
E.     
Các em áp dụng các nguyên tắc chúng tôi đã đưa ở trên vào làm bài tập này nhé.
Key: 1. B  2. B  3. A   4. D   5. D  6. A   7.B  8. A  9. D   10. A

 
Copyright © 2014 Fomica Sharing.