Có phải bạn vẫn lầm tưởng rằng trí thông minh chỉ phát triển ở tuổi nhỏ? Một thực tế cho thấy, phần lớn những chủ đề về phát triển trí thông minh thường chỉ tập trung vào độ tuổi trẻ nhỏ. Nên nhiều người lầm tưởng rằng trí thông minh sẽ không tăng thêm khi ta lớn lên. Tuy nhiên nghiên cứu đã chứng minh rằng chúng ta hoàn toàn có thể “thông minh” hơn ở mọi độ tuổi.
Dưới đây là 10 điều mà cách nhà lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã áp dụng để khiến họ trở nên “thông minh” hơn mỗi ngày. Hoạt động nào sẽ phù hợp với bạn?
1. Online một cách hữu ích hơn
Online không có nghĩa tất cả chỉ là mạng xã hội và những video giải trí. Bạn sẽ rất dễ dàng để tìm kiếm những trang web để học thêm điều gì đó, ví dụ nhưng những khóa học online, Tedtalk hoặc các trang thông tin ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
2. Ghi lại những điều bạn đã học
Bạn không cần mất quá nhiều thời gian và công sức để viết lại chúng thật dài hay thật hay. Chỉ cần vài phút mỗi ngày để viết lại những điều mình đã học được trong ngày, đó sẽ là khoảng thời gian bạn nhìn lại và nghiền ngẫm nó. Bạn hiểu rõ những điều mới và nhớ rõ những kinh nghiệm của mình.
3. Tạo 1 to-did list
Thường ta nghĩ chỉ cần to-do list để quản lí công việc và các dự án tốt hơn. Tuy nhiên, bạn có biết rằng sự Tự Tin là một trong những yếu tố giúp chúng ta thông minh hơn. Vì thế đừng chỉ tập trung vào những việc cần làm, mà cũng dành thời gian xem lại những việc bạn đã hoàn thành để tăng thêm tự tin nhé.
4. Chơi giải câu đố và xếp hình
Các trò chơi giải câu đố, cờ, hoặc board game không chỉ giúp giải trí mà còn giúp chúng ta vận dụng não bộ . Khi chơi bạn buộc sẽ phải xử lí thông tin và suy nghĩ phương án tối ưu, đó cũng chính là lúc bạn luyện tập cho não hoạt động tốt hơn.
5. Đi với những người bạn thông minh
Jim Rohn, nhà diễn giả người Mỹ, đã nói “Bạn là trung bình cộng của 5 người mà bạn dành nhiều thời gian với họ nhất”. Việc tiếp xúc với những người bạn thông minh hơn mình là một cách nhanh chóng để giúp bạn học hỏi thêm. Bạn có thể học từ họ cách nói chuyện, cách suy nghĩ, giải quyết tình huống, v..v..
6. Đọc thật nhiều
Nhiều người vẫn thường nói rằng khi đọc, nên đọc kĩ, suy ngấm, thấu hiểu và áp dụng nó để đạt được hiệu quả tối ưu từ những kiến thức mới. Tuy nhiên hầu hết mọi người đều đồng ý rằng việc số lượng đọc cũng rất quan trọng. Bạn có thể hình thành thói quen đọc báo mỗi ngày, hoặc đọc những quyển truyện dài nhằm tăng khả năng đọc nhanh và tiếp thu lượng kiến thức lớn.
7. Giải thích những điều bạn học được cho người khác
Albert Einstein đã nói rằng “Nếu bạn không thể giải thích một điều gì đó cho người khác hiểu, nó đồng nghĩa với việc bạn vẫn chưa thật sự hiểu rõ điều đó”. Tiếp thu kiến thức mới thì đơn giản, nhưng để tạo ra những giá trị lớn từ những kiến thức đó, hãy học cách hiểu rõ và nó truyển tải cho những người khác.
8. Học một ngôn ngữ mới
Tất nhiên là bạn không cần phải trở thành nhà 1 ngôn ngữ học để thông minh hơn. Thông qua việc nghe, hiểu và nói một ngôn ngữ khác, khả năng xử lí thông tin của não bộ sẽ tăng lên. Từ đó nó sẽ có lợi khi bạn khi bạn gặp phải một vấn đề phức tạp và cần khả năng xử lí thông tin tốt.
9. Dành thời gian cho những khoảng lặng
Bạn có thể hình dung khả năng tiếp thu của mình giống như một ly nước, nếu bạn chỉ nghĩ đến việc tiếp thu những điều mới không thôi thì sẽ có lúc bạn cảm thấy bị quá tải. Đôi lúc bạn cần những khoảng lặng, hãy tìm một nơi yên tĩnh. Bởi đó là lúc não bộ sẽ xử lí những kiến thức mới bạn vừa tiếp nhận.
10. Đừng ngại thử những điều mới
Sau khi rời đại học, Steve Jobs đã tham gia vào khóa học viết thư pháp. Nó chẳng có vẻ gì liên quan đến Apple sau này, nhưng những kĩ năng thiết kế ông học từ khóa học đã giúp ích rất nhiều cho việc tạo ra chiếc Mac đầu tiên.
Bạn khó mà biết chính xác điều gì bạn làm hiện tại sẽ có ích cho tương lai của mình. Vì thế đừng ngại thử những điều mới và khác nhau. Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra rằng những điều mới bạn học được sẽ kết nối với nhau và tạo ra nhiều giá trị lớn cho tương lai của mình.
Nguồn HR Insider