BREAKING NEWS
Chia sẻ là niềm vui

Tuesday, May 21, 2013

[Hot] Tài liệu ôn tập tiếng anh - Ngữ âm


ÔN TẬP NGỮ ÂM
Phần I: Lý thuyết chung

Khi xác định trong âm của một từ nào đó, chúng ta cần xem xét đến một số thông tin sau:
·        Về mặt hình thái: từ đó là từ đơn, từ phái sinh (có tiền tố, hậu tố) hay là từ ghép.
·        Từ loại của từ đó: danh, động, tính từ,…
·        Số lượng âm tiết của từ.
·        Cấu trúc âm vị học của các âm tiết trong từ.
Một số quy tắc đánh trọng âm: Có 2 dạng chính để áp dụng với bài tập ngữ âm, đó là vần nhấn và phát âm.
I        Đối với vần nhấn, có một số biểu hiện tiêu biểu:

1.     Từ có một âm tiết thường không có trọng âm.

2.     Trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất:

a.     Hầu hết danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: Danh từ: PREsent, Export, CHIna,…
Tính từ: CLEver, HAPpy, Narrow,…
b.     Đối với động từ, nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm ngắn và kết thúc không nhiều hơn một phụ âm thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ: Open, ENter, SOrry….
c.      Các động từ có âm tiết cuối chứa ow thì trọng âm cũng rơi vào âm tiết đầu.
Ví dụ: FOllow, Borrow,…
d.     Các động từ có 3 âm tiết, âm tiết cuối không có nguyên âm dài hoặc nguyên âm đôi hoặc kết thúc nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đầu nhận trọng âm.
Ví dụ: CInema, PAradise,…

3.     Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai:

a.     Hầu hết các động từ có 2 âm tiết thì trọng âm rơi vào âm tiết thư 2.
Ví dụ: arRIVE, atTRACT, deCIDE,…
b.     Nếu âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài, nguyên âm đôi hoặc kết thúc với nhiều hơn một phụ âm thì âm tiết đó nhận trọng âm.
Ví dụ: proVIDE, proTEST, aGREE,…
c.      Đối với động từ 3 âm tiết: Nếu âm tiết cuối chứa nguyên âm ngắn hoặc kết thúc không nhiều hơn một nguyên âm thì âm tiết thứ 2 sẽ nhận trọng âm.
Ví dụ: reMEMber, deTERmine,…

4.     Trọng âm rơi vào âm tiết liền kề bên trái

Những từ có tận cùng bằng –ic, -sion,  -tion thì trọng âm rơi vào âm tiết liền kề nó bên trái.
Ví dụ: geographic, LOgic, conFESsion, perMission, explaiNAtion, relation,…
Chú ý: TElevision có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

5.     Trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba từ dưới lên:

a.     Các từ có tận cùng là –ce, -cy, -ty, -phy, -gy thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba từ dưới lên.
Ví dụ: deMOcracy, phoTOgraphy, geOLogy,…
b.     Các từ có tận cùng là –ical cũng có trọng âm rơi vào âm tiết thứ ba từ dưới lên.
Ví dụ: CRItical, geological,…

6.     Từ ghép (từ có 2 phần)

a.     Đối với các danh từ ghép thì trọng âm rơi vào âm tiết đầu: GREENhouse, GREENhouse, BLACKbird,…
b.     Đối với các tính từ ghép thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai: bad-TEMpered, old-FASHioned,…
c.      Đối với các động từ ghép thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai: OVERcome, OVERcontrol…
Chú ý:
·        Các phụ tố sau không làm ảnh hưởng đến trọng âm câu: -able, -age, -al, -ful –ing, -less, -ment, -ous.
·        Các phụ tố bản thân nó nhận trọng âm câu: -ain (entertain), -ee (refugee, trainee), -ese (Portugese, Japanese), -que (unicque), -ette (cigarette), -esque (picturesque), - eer (mountaineer), -ality (personality), -oo (bamboo), -oon (balloon), -mental (fundamental)
Chú ý: TH Ngoại lệ: COffe, comMITee, ENgine,…
·        Trong các từ có hậu tố dưới đây, trọng âm được đặt ở âm tiết ngay trước hậu tố: -ian(musician), -id(stupid), -ible(possible), -ish(foolish), -ive (native), -ous (dangerous), -ial (proverbial), -ic (climatic), -ity (ability).
II.        Đối với cách phát âm:
1.     Những quy tắc trên thường áp dụng với những âm dễ nhớ, tuy nhiên, trong một số trường hợp ta nên học các đọc các từ để nhận biết trọng âm. Như thế đồng thời chúng ta cũng vừa rèn được cách phát âm của từ cũng như nhận biết trọng âm.  Trọng âm thường rơi vào những âm tiết mạnh khi nói. Những âm tiết không phải là trọng âm được gọi là những âm tiết “yếu” hay “im lặng”. Người bản xứ khi nói chuyện bằng tiếng Anh thường chỉ nghe những âm tiết được nhấn mạnh (có trọng âm) chứ không để ý nhiều đến những âm tiết yếu (không phải trọng âm). Những âm tiết bên cạnh âm tiết chứa trọng âm thường bị biến âm thành 2 âm tiêu biểu là /ə/ hoặc /ɪ/ 
Ví dụ: /ə/ : letter /ˈletə(r)/, calender /ˈkælɪndə(r)/, thorough /ˈθʌrə/
·        /ɪ/: cottage /’kɔtɪdʒ/, shortage/’ʃɔːtɪdʒ/, baggage /’bægɪdʒ/,
courage /’kʌrɪdʒ/
2.     Chúng ta nên lưu ý một số cách phát âm sau:
a.     Cách đọc đuôi S/ES:
·        Tận cùng đọc là /f, k, t, p, / đọc thành /s/. Ví dụ: laughs, cooks, puts,…
·        Tận cùng đọc là /, t, z, s, dʒ / đọc thành /iz/ Ví dụ: washes, watches, misses,…
·        Các âm còn lại đọc là /z/. Ví dụ: sees, plays,….

b.     Cách đọc đuôi ED

·        Tận cùng đọc là /d, t/ đọc là /id/. Ví dụ: needed, wanted,…
·        Tận cùng đọc là /, t, z, s, p, k, f, đọc là /t/. Ví dụ: washes, stopped, linked,…
·        Các âm còn lại đọc là /d/. Ví dụ: lived, …
Chú ý: Chớ nhầm cách đọc đuôi ed của động từ quá khứ với một số đuôi ed cùa tính từ (hoặc danh từ). Ví dụ: hatred, sacred, beloved, naked, wicked, crooked /id/
3.     Trong đề thi đại học các em hay gặp dạng câu hỏi: Chọn từ mà phần gạch chân có cách phát âm khác với những từ còn lại: A. heat B. seat C. great D. meat. Phần gạch chân là các nguyên âm đơn a, o, u, e, i và y hoặc sự kết hợp khác nhau của chúng. Vậy tại sao ea trong seat, meat, heat lại đọc khác ea trong great. Một số kinh nghiệm và lưu ý dưới đây sẽ giúp các em tháo gỡ dạng bài này
a.     Hầu hết các chữ được viết dưới dạng ee (meet), ea (meat), e-e (scene) đều được phát âm thành /i:/. Trường hợp e (me), ie (piece) cũng được phát âm như trên nhưng không nhiều.
b.     Chữ e (men) hay ea (death), ie (friend), a (many), ai (said) được phát âm là /e/.
c.      Hầu hết các chữ được viết là ar, al thì được phát âm là /a:/. Chữ a trong ask, path, aunt cũng được phát âm là /a:/. Các chữ viết là ear, ere, are, air, thì được phát âm là /eə/ (ngoài heart được phát âm là /ha: t/)
d.     Các chữ được viết là a-e (mate) ay (say), ey (grey), ei (eight), ai (wait), ea (great) thì khi phát âm sẽ là /ei/.
e.      Các chữ được viết là a thì phát âm sẽ là /æ/ (Trừ trường hợp sau a có r – sau r không phải là một nguyên âm). Tuy nhiên chữ a trong ask, path, aunt lại được phát âm là /a:/
f.       Hầu hết các chữ được viết là i-e (smile), ie (die), y (cry) được phát âm là [ai]. Một số chữ viết là igh (high), uy (buy) cũng được phát âm giống như trên nhưng không nhiều. Riêng các từ fridge, city, friend lại không được phát âm là /ai/
g.     Hầu hết các chữ được viết là i (win) có phát âm là /i/, đôi khi y cũng được phát âm như trên (Trừ trường hợp sau i có r – sau r không phải là một nguyên âm).
h.     Hầu hết các chữ được viết là er hoặc nguyên âm trong các âm tiết không có trọng âm thì được phát âm thành /ə/: teacher, owner...
i.       Chữ u trong tiếng Anh có 3 cách phát âm: Phát âm là /u:/ (u dài) khi đứng sau /j/ (June); phát âm là /ʊ/ hoặc /ʌ/ trong các cách viết khác như full, sun. Khi từ có 2 chữ oo viết cạnh nhau thì hầu hết sẽ được phát âm thành /u:/ trừ các trường hợp âm cuối là k: book, look, cook...
j.       Các chữ cái được phát âm là /ɜ:/ thuộc các trường hợp sau: ir (bird), er (her), ur (hurt). Ngoài ra còn có các trường hợp ngoại lệ or (word), ear (heard)
k.     Các chữ cái được phát âm là /ɔ:/ thuộc các trường hợp sau: or (form, norm). Các trường hợp ngoại lệ khác: a (call), ar (war), au (cause), aw (saw), al (walk),augh (taught), ough (thought), four (four).
l.       Các chữ cái được viết là oy, oi sẽ được phát âm là /ɔɪ/. Ví dụ: boy, coin...
m.  Các chữ cái được viết là ow, ou thường được phát âm là /əʊ/ hay /aʊ/, tuy nhiên chúng cũng còn có nhiều biến thể phát âm khác nữa.

Phần II/ Nguyên tắc khi làm phần ngữ âm:
Sử dụng phương pháp lại trừ như sau:
·        Không cần đọc theo thứ tự xuất hiện các từ trong câu
·        Từ nào biết chắc chắn cách đọc và đánh trong âm thì đánh dấu luôn trọng âm hoặc ghi phiên âm bên cạnh
·        Từ nào không chắc hoặc không biết thì đọc cuối cùng, lúc đó ta chỉ cần cân nhắc các đáp án còn lại.

Phần III/ BÀI TẬP THỰC HÀNH
1.      
A.   Campaign
B.   camouflage
C.   decide
D.   canteen
2.      
A.   Animal
B.   bacteria
C.   habitat
D.   pyramid
3.      
A.   Neighbor
B.   establish
C.   community
D.   encourage
4.      
A.   Investment
B.   television
C.   provision
D.   document
5.      
A.   Writer
B.   Teacher
C.   buider
D.   career
6.      
A.   Destination
B.    temperature
C.   centigrade
D.   kilometer
7.      
A.   Picturesque
B.   Coffee
C.   Reunite
D.   referee
8.      
A.   Doctor
B.   engineer
C.   popularity
D.   destination
9.      
A.   Definite
B.   audience
C.   entrance
D.   suppress
10.                         
A.   Possible
B.   imagine
C.   permission
D.   enormous
E.     
Các em áp dụng các nguyên tắc chúng tôi đã đưa ở trên vào làm bài tập này nhé.
Key: 1. B  2. B  3. A   4. D   5. D  6. A   7.B  8. A  9. D   10. A

 
Copyright © 2014 Fomica Sharing.