BREAKING NEWS
Chia sẻ là niềm vui

Monday, February 29, 2016

5 lời khuyên dành cho sinh viên khi phỏng vấn

millennial
Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn có thể gây áp lực căng thẳng cho nhiều bạn trẻ, nhưng điều này không nhất thiết phải như thế. Hãy buông bỏ gánh nặng trên vai bằng cách lập kế hoạch dự phòng để “đối phó” với những câu hỏi hóc búa sắp tới. Tuy vậy, không có cách nào chính xác hơn việc trả lời trực tiếp những câu hỏi đó, đây sẽ là cơ hội tốt cho chính kinh nghiệm của bạn.

1. Hãy giới thiệu bản thân của bạn

Câu hỏi được sử dụng hầu như mở đầu cho buổi phỏng vấn. Nó có thể trở nên phức tạp khi bạn không xác định được đâu là vấn đề cần được trình bày cho bài giới thiệu ngắn này. Khi trả lời, tốt nhất là chỉ trong vòng 1 phút, tập trung vào những kinh nghiệm công việc gần đây nhất. Tránh lan man những chủ đề về tiểu sử công việc và học vấn, vì nó khiến bạn trở thành phiên bản “nói” của chính CV bạn viết. Hãy đảm bảo bạn không viết tất tần tật về mình trong hồ sơ, vì còn phải để dành cho buổi phỏng vấn nữa chứ.

2. Bạn có từng xung đột với sếp chưa, nếu có, bạn giải quyết như thế nào?

Với câu hỏi này, bạn sẽ trả lời “Không, tôi chưa từng có bất kỳ xung đột nào”, vì bạn muốn duy trì hình ảnh thân thiện, hòa đồng của mình. Nhưng nhà tuyển dụng không muốn nghe điều đó. Mục đích của câu hỏi chính là đánh giá cách bạn xử lý vấn đề tại nơi làm việc, tình huống giả định là xung đột, chứ không phải trách vấn bạn có phải là người tạo ra hay không. Để trả lời, tập trung vào thứ gọi là “không đồng tình” hơn là cuộc xung đột, và trình bày cách bạn giải quyết nó một cách rõ ràng và cởi mở, thay vì biến nó trở thành vấn đề lớn hơn.

3. Bạn hãy mô tả bản thân trong vòng X từ

Đây là câu hỏi khá khó khi bạn ở giai đoạn đầu của buổi phỏng vấn và bạn đang không chắc về loại phẩm chất mà nhà tuyển dụng đang cần. Bạn nên trả lời tự tin và thẳng thắn, hay nhân viên họ muốn là người chỉ biết cúi đầu và làm việc? Hãy thử đề ra câu trả lời cho bất kỳ vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ, sử dụng các cụm tính từ sáng tạo cho vị trí thiết kế và về nghệ thuật, những từ như “đạo đức” hoặc “định hướng hạn chót” cho công việc kế toán, và sử dụng kĩ năng thuyết phục khi ứng tuyển vào đội ngũ các nhà phân phối. Khi có sự nghi hoặc, hãy sử dụng các từ ngữ làm hài lòng như “đáng tin cậy”, “tin cậy” hoặc “kiên trì”.

4. Tạo sao lại muốn làm việc tại đây?

Nhà tuyển dụng âm thầm tìm kiếm những khiếm khuyết để chê bai công việc cũ của bạn hoặc để tìm ra những điểm chưa được chuẩn bị trước khi phỏng vấn. Đừng bao giờ nói lý do bạn rời bỏ công việc cũ là vì môi trường làm việc không thoải mái hoặc trả lương thấp. Thay vào đó bạn nên chuyển hướng hội thoại tới những tác động của tiềm năng bản thân đối với ngành công nghiệp và danh tiếng lớn cho nhà tuyển dụng. Bạn thậm chí có thể nói về bất kỳ dự án nào của công ty đang làm mà bạn biết. Điều đó chỉ cho người phỏng vấn biết bạn đã nghiêm túc tìm hiểu về công ty của họ ra sao.

5. Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ?

Bạn đã từng có cơ hội thăng tiến trong công việc trước đây? Bây giờ không phải là lúc để kể lể những cay đắng mà bạn trải qua. Rất khó khi ngăn bản thân không nói về điều này, đặc biệt là khi bạn đã “bị mồi” trước về những điều không hài lòng cho vị trí trước đây. Nhưng hãy mạnh mẽ lên, các bạn trẻ! Hãy cho nhà tuyển dụng mới biết về những điều vô giá mà bạn sẽ có được và học hỏi được nhiều điều từ vị trí đang ứng tuyển này. Điều đó đã thực sự thu hút bạn. Mô tả các kiến thức bạn được trau dồi từ công việc cũ và đi vào chi tiết hơn về vị trí mới sẽ cho bạn thêm những kỹ năng mới nào để bạn phát triển sự nghiệp tương lai của mình.
Thảo Nguyên (theo Lifehack)
 
Copyright © 2014 Fomica Sharing.